Đền Khổng Tử (Đài Bắc)

Khổng Tử, nhà hiền triết và là người Thầy vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Ông được mệnh danh là “Thầy của những vị Thầy”. Sinh sống trong thời loạn lạc Xuân Thu Chiến Quốc, Khổng Tử đã tìm cách hệ thống kiến thức và kinh nghiệm lâu đời của Trung Quốc thành một triết lý mạch lạc. Hệ thống giáo lý triết học của Khổng Tử, Nho giáo, nhấn mạnh đến yếu tố đạo đức và tính đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội. Từ đó, ông đi khắp các vùng nông thôn để thúc đẩy một hệ thống giáo dục tự do và bình đẳng hơn.

Đền thờ Khổng Tử là một biểu tượng của văn hóa Nho giáo Trung Quốc. Ngôi đền lớn nhất và cổ xưa nhất nằm ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, được xem là nơi sinh của Khổng Tử. Từ năm 1994, ngôi đền được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Kiến trúc đền thờ này cũng được nhân bản cho các đền thờ Khổng Tử ở khắp nơi.

Tại Đài Loan, ngôi đền Khổng Tử đầu tiên trong lịch sử được xây dựng ở Đài Nam vào năm 1666. Năm 1879, đền thờ Khổng Tử mới được bắt đầu xây dựng ở Đài Bắc, và hoàn tất vào năm 1884. Hàng năm, ngôi đền duy trì tổ chức một buổi lễ lớn. Các nhạc công được mời đến Đài Bắc biểu diễn, cũng như các dụng cụ cho buổi lễ được nhập khẩu từ Phúc Kiến.

Đến thời thuộc địa Nhật Bản, ngôi đền bị hư hại nghiêm trọng, sau đó đã bị phá hủy và nhường chỗ cho trường trung học nữ sinh đầu tiên của Đài Bắc. Năm 1925, hội quý tộc Đài Bắc đã hợp lực và quyên góp từ các thành phần giàu có nhất trong xã hội để tìm kiếm địa điểm và xây dựng lại đền thờ Khổng Tử mới. Họ đã thuê nghệ nhân Wang Yi-shun, thợ mộc nổi tiếng nhất vào cuối triều đại nhà Thanh, thiết kế và xây dựng. Cuối cùng, năm 1930, Chong Sheng Shrine, Yi Gate và hai căn phòng nhỏ ở phía đông và tây của tòa nhà chính đã hoàn thành. Sau hơn 30 năm, lần đầu tiên, lễ kỷ niệm ngày sinh của Khổng Tử đã được tổ chức ở Đài Bắc. Phần còn lại của đền Khổng Tử tiếp tục được quyên góp và xây dựng bởi các thợ thủ công Đài Loan.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1959, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 2500 của Khổng Tử, Tổng thống Tưởng Giới Thạch đã tặng cho ngôi đền một tấm bảng gỗ khắc “Giáo dục cho tất cả”.”

Kiến trúc đền Khổng Tử chia thành 11 điểm chính, bao gồm: cổng Hong, cổng Li, bức tường Wanren Gongqiang và hồ bán nguyệt, cổng Lingxing, cổng Yi, tòa nhà phía Tây và Đông, điện thờ Dacheng, khu thờ tổ tiên Chongsheng Shrine, giảng đường Minglun, cổng Yi Lu, và cổng Pan Gong.

Cổng Hong và Pan Gong ngay lối chính vào đền, lần lượt nằm bên phải và bên trái. Chúng có dạng hình vòm hoặc hình tháp với mái hiên kép hình đuôi én.
Sau khi đi qua cổng Hong, bạn sẽ đến cổng Li và Yi Lu Path nằm ở bên trái và bên phải tòa nhà chính. Cả hai có thiết kế một cửa đơn giản.

Bức tường Wanren Gongqiang cao, với 4 chữ được sơn bên ngoài. Phía trong bức tường là hình ảnh kì lân. Bức tường tượng trưng cho kiến thức và đạo lý của Khổng Tử rất sâu rộng. Không có đường tắt cho sự học. Nếu ai nỗ lực vượt qua thì sẽ trở nên tài giỏi.

Hồ bán nguyệt Pan Pond nằm phía sau bức tường Wanren Gongqiang. Theo dân gian, hồ nước có công năng điều hòa nhiệt vào mùa hè và tạo nên phong thủy tốt.

Cổng Lingxing nằm phía trước đền chính. Có một đôi cột đá chạm rồng uốn lượn ở chính giữa lối vào. Trên cổng không có hình ảnh vị thần cửa nhưng phía bên trong có 108 đinh lớn nhô ra.

Cổng Yi còn được gọi là cổng Da Cheng do nó dẫn vào đền Da Cheng. Nó có 2 cửa bên trái và phải. Có những cột đá ở hành lang nhưng không chạm rồng uốn lượn. Tuy nhiên trên các bức tường ở hành lang khảm đồ trang trí bằng gốm. Trên mái ngói là hình lưỡng long chầu nguyệt. Chuông Yong và trống Jin đặt bên trong Yi Gate và sử dụng trong nghi lễ Khổng Tử.

Tòa nhà phía Tây và Đông nằm đối xứng hai bên điện thờ Dacheng. Chúng thiết kế mái ngói thấp và có các hốc vinh danh 154 học giả và học trò xuất sắc của Khổng Tử.

Điện thờ Dacheng là tòa nhà chính của đền thờ, nơi đây thờ bài vị của Khổng Tử. Điện thờ có thiết kế kiểu mái hiên kép và hành lang bốn phía. Phía sườn của điện thờ có một ngôi chùa bảy tầng chính giữa và 72 con cú trên mái. Tường truyền hình ảnh ngôi chùa bảy tầng tượng trưng cho việc trấn áp ma quỷ.

Phía sau điện thờ Dacheng là khu thờ tổ tiên Chongsheng Shrine, nơi thờ cúng tổ tiên của Khổng Tử. Điều này bắt nguồn từ đạo lý gia tộc Trung Hoa đã tồn tại hàng nghìn năm.

Giảng đường Minglun là nơi giảng dạy các tác phẩm kinh điển và đạo đức Nho giáo theo truyền thống.

Ở Đài Loan, sinh nhật Khổng Tử và ngày nhà giáo là ngày 28 tháng 9. Tất cả các đền thờ Khổng Tử sẽ tổ chức lễ tưởng niệm truyền thống để tỏ lòng thành kính.

Reference

  • https://www.tctcc.taipei/en-us/index.htm
  • https://www.rtaiwanr.com/taipei-city/taipei-confucius-temple

Related Articles