Taipei: Guandu Temple

Guandu Temple, còn được biết đến với tên Chùa Bà Thiên Hậu, hay Chùa Mẫu Tổ, bởi vì vị thần chính được thờ phụng ở đây là Mazu. Tên Guandu bắt nguồn từ Kantou, trong ngôn ngữ Ketagalan, một nhóm người bản địa ở Đài Loan. Guandu được xem là ngôi chùa thờ phụng Mazu cổ xưa nhất ở thủ đô Taipei, ứng với câu ca ” Mẹ Beigang ở phía Nam và Mẹ Kantou ở phía Bắc.”

Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1712, dưới thời Khang Hy. Ở buổi ban đầu, vị trí chùa được mô tả là điểm kết nối hai dòng chảy đông tây và đổ ra biển đến. Phía trước chùa là cảng lớn. Khi công trình xây dựng hoàn thành, vật vật tụ hội, sóng dâng lên hàng vạn cá tôm như tôn thờ Thiên Hậu.

Trong suốt triều đại nhà Thanh, ngôi chùa thường xuyên được tu bổ và trùng tu. Đến thời kì Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, chùa bị hư hại nghiêm trọng. Sau đó, nhà sư Nhật Bản thuộc trường phái Sōtō Sasaki Sinryo đã xin đưa chùa Guandu thành chi nhánh của trường phái này.

Sau thế chiến thứ 2, ông Chen Hung-Ying, một người dân địa phương đã vận động thành lập ủy ban tu sửa chùa vào năm 1953. Khu vực phía trước chánh điện thờ phụng Mazu và phía sau thờ Phật Bà Quan Âm. Điện Sanchuan được mở rộng và chánh điện được nâng cao. Điện thờ Dược Sư cũng được thêm vào. Hai bên sảnh Sanchuan là hai tháp chuông và trống. Điện Lingxiao Treasure (mô phỏng Thiên Đường) được xây dựng trong suốt những năm 1980 và bức tường kể tích Mazu được thực hiện vào những năm 2000.

Với lịch sử hơn 300 năm, Guandu Temple không chỉ đánh dấu sự khởi đầu thờ phụng Mazu ở phía Bắc Đài Loan, mà đã trở thành một di tích lịch sử văn hóa, điểm tựa tâm linh cho cả khu vực.

 

Một số điểm tiêu biểu trong khuôn viên chùa Guandu

Điện Sanchuan Hall là công trình kiến trúc đầu tiên và án ngữ phía trước chùa Guandu, mang phong cách chùa truyền thống với 4 cột và 3 lối vào chành điện. Dân gian thường nói rằng “Vào miệng rồng, ra miệng hổ”, vì thế Điện Sanchuan thiết kế lối vào bên trái với hình ảnh Rồng Xanh và lối ra bên phải với Hổ Trắng.


Chánh điện chia làm ba gian. Trung tâm thờ Bà Thiên Hậu, bên cạnh Bà là Qian-li-yan (mắt nhìn xa ngàn dặm) và Shun-feng-er (Tai nghe cả tiếng gió). Gian trái thờ Quan Âm. Gian phải thờ Lord Wenchang (Tạm dịch: Quan Văn – phụ trách văn chương và văn hóa).

Điểm độc đáo ở chùa Guandu là có hai đường hầm với hoa văn chạm khắc tinh xảo. Một đường hầm gọi là God of Prosperity Pit được xây dựng phía sau Elephant Trunk Mountain (Tạm dịch: Núi có hình dạng vòi voi), thờ phụng Great Emperor of Purple Tenebrity và các vị thần thịnh vượng. Gần đó là Ancient Buddha Pit (Tạm dịch: Đường hầm Phật cổ). Nó nằm bên dưới công việc Lingshan, và thờ phụng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, với các vị thần hộ Pháp.


Lingxiao Treasure Hall là công trình mới nhất được xây dựng và có vị trí trên cao nhất của chùa Guandu. Điện dành để thờ phụng Three Great Emperor Officials (Tạm dịch: Các vị thần cai quản Tam giới – Trời, Đất và Nước. Dân gian thường xem rằng Ngọc Hoàng Thượng Đế, người có quyền lực tối thượng, trông coi Thiên Vương, Long Vương và Diêm Vương). Từ Điện này, bạn dễ dàng tìm đến công viên Lingshan và phóng tầm mắt ngắm nhìn sông Tamsui, sông Keelung và chim chóc bay lượn, cũng như chiêm ngưỡng bức tượng đã Quan Âm và những khu vườn tiểu cảnh.

Related Articles