Thiên Hậu Thánh Mẫu

Thiên Hậu là nữ thần biển cả quan trọng trong tôn giáo Trung Quốc và được ngư dân và những người đi biển tôn thờ. Thiên Hậu được tôn kính đặc biệt ở một số nước Đông Á, đặc biệt là ở Đài Loan.

Có nhiều truyền thuyết về Thiên Hậu. Theo học giả Vương Hồng Sển, Thiên Hậu vốn là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, Phúc Kiến. Bà sinh vào tháng 3, do đó, tháng 3 được chọn để tổ chức vía Bà. Lên 8 tuổi, Bà đã biết đọc, và 11 tuổi tu hành theo Đạo Phật. Bà giác ngộ và đạt được thần thông ở tuổi 13. Một lần nọ, cha và hai anh của Bà dong thuyền đi buôn muối, nhưng bất ngờ gặp bão lớn. Lúc đó, Bà đang dệt vải cạnh mẹ ở nhà và đã xuất thần đi cứu cha và hai anh. Tuy nhiên, mẹ Bà đã lay gọi, buộc Bà phải trả lời. Vì thế sóng cuốn cha bà mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi tàu thuyền ngoài biển gặp nạn, người đi biển đều cầu nguyện và vái gọi tên Bà. Sau khi qua đời, Bà được dân làng nhớ ơn, lập đền thờ. Ngày nay Bà được tôn thờ dưới nhiều tên gọi khác nhau như Nam Hải Thần Nữ, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Ma Tổ, Mẫu Tổ, Thiên Hậu Nguyên Quân.

Từ Phúc Kiến, tục thờ Bà Thiên Hậu theo bước chân người Hoa di cư đến nhiều quốc gia, như Việt Nam, Malaysia và các nước Châu Á khác. Nơi nào có người Hoa, nơi đó sẽ có Chùa Bà Thiên Hậu. Hiện có khoảng 1.500 Chùa Bà Thiên Hậu ở 26 quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam, Chùa Bà Thiên Hậu thường xuất hiện ở các khu đô thị có cộng đồng người Hoa di cư, trải dài từ Bắc chí Nam. Kiến trúc ngôi đền phản ánh văn hóa Trung Hoa, với những bức tượng gốm sứ sinh động trang trí trên mái chùa. Thông thường, bên cạnh Chùa Bà sẽ là Hội quán, nơi người Hoa di cư đến gặp gỡ, hàn huyên kết nối cộng đồng. Kế đó là Trường học dạy cho trẻ em, con của những người di cư.

Chùa Bà Thiên Hậu trong khu Chợ Lớn, Sài Gòn là một ví dụ điển hình. Trong lịch sử, Sài Gòn vốn là vùng đất phồn hoa, còn được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Vì thế, đất lành chim đậu, Sài Gòn đón nhận rất nhiều dân tứ xứ đến làm ăn sinh sống. Theo đó, một nhóm người Hoa đến từ Quảng Đông đã chung tay xây dựng Chùa Bà vào năm 1760. Chùa được trùng tu nhiều lần và được công nhận là di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia vào năm 1993.

Chùa xây theo hình ấn, gồm tổ hợp các dãy nhà liên kết tạo thành chữ Quốc. Bên cạnh Chùa là Hội quán Tuệ Thành và Trường học. Trên đỉnh mái trang trí gốm sứ tạo thành tiểu cảnh như song long chầu ngọc, tiên nữ… Tiền điện thờ Phúc Đức Chánh Thần và Môn Quan Vương Tả, có bia đá và các bức vẽ kể lại truyền thuyết Thiên Hậu. Trung điện có chiếc kiệu gỗ sơn son thếp vàng để dùng rước Bà trong lễ vía. Hậu điện chia thành 3 gian. Gian giữa thờ tượng Thiên Hậu bằng gỗ, phần còn lại dành cho các vị thần khác. Tất cả tượng thờ đều được khoác áo thêu lộng lẫy. Đặc biệt là tất cả vật liệu xây dựng đều được nhập từ Trung Quốc. Và Chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật quý. Điều này chứng tỏ Chùa Bà Thiên Hậu rất quan trọng với cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn. Vào các dịp lễ, không chỉ người Hoa di cư, mà người dân từ khắp nơi thường đến đây cầu bình an, tài lộc và may mắn. Họ thường viết điều khấn nguyện lên giấy và cài vào nhang vòng rồi treo lên cao. Những vòng nhang treo cạnh nhau cùng với những vệt nắng xuyên qua giếng trời tạo nên một không gian linh thiêng và đẹp đẽ.

Như Việt Nam, Đền chùa Bà Thiên hậu cũng theo bước chân người Hoa di cư đến khắp Thái Lan, với kiến trúc tương đối giống nhau. Phần lớn, các đền sẽ được xây dựng ở cạnh sông hoặc gần biển. Một trong những Mazu temple điển hình và lâu đời nhất là Tianhou Shenbow Shrine or Pun Tao Ma Shrine tọa lạc ở bến tàu cổ nổi tiếng ở quận Bang Khun Tian, Bangkok.

Đền mang đậm nét văn hóa của người Hoa từ Phúc Kiến. Nơi đây không chỉ là nơi gặp gỡ của người Hoa mà còn cả người Thái, cầu nguyện bình an, thành công trong cuộc sống và cả cầu con cháu. Người Thái thường thắp nhang và cúng cam với nước sạch. Vào ngày vía bà, người dân sẽ tụ tập, tổ chức kịch truyền thống.

Ở Đài Loan, Thiên Hậu là vị thần quan trọng nhất trong Đạo giáo. Tuy nhiên điều khá lạ là chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi đền thờ cúng hỗn hợp cả Đạo giáo và Phật giáo, như thờ Thiên Hậu và Phật Bà Quan Âm. Điều này đến từ lịch sử. Đài Loan là một xã hội nhập cư. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo theo bước chân của những người nhập cư Trung Quốc đến đây. Thêm vào đó, dưới thời thuộc địa Nhật Bản, Phật giáo Nhật Bản cũng được truyền bá đến hòn đảo xinh đẹp này. Một số tôn giáo phổ biến của phương Tây như Cơ Đốc giáo, và Công giáo tuy ít phổ biến hơn nhưng vẫn thu hút tín đồ. Do đó, có thể nói Đài Loan rất đa dạng tôn giáo. Đạo giáo đến Đài Loan hơn 400 năm trước theo bước chân di cư của người Hoa dưới thời nhà Minh và nhanh chóng phát triển ở Đài Loan. Tuy nhiên, trong giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng, Đạo giáo đã bị đàn áp nặng nề do liên quan đến chủ nghĩa yêu nước. Nhiều ngôi đền Đạo giáo buộc phải di dời hoặc chia sẻ đức tin với các đền thờ Phật giáo. Chính vì thế, có thể thấy các bức tượng của Đạo giáo và Phật giáo, thậm chí là các nhà sư Nhật Bản được thờ phụng ở cùng một ngôi đền.

Đền Thiên Hậu ở thủ đô Đài Bắc (西門町 媽祖廟) là một trường hợp đặc biệt. Đây không phải là kiến trúc cổ xưa nhất nhưng ngôi đền đã chứng  kiến và trải qua những thăng trầm của lịch sử gắn liền với hòn đảo này.  Nhắc đến Taipei Tianhou Temple là nhắc đến một chiều dài lịch sử của “Đài Nam đầu tiên, tiếp đó là Lukang và thứ ba là Mankah”. Sự phát triển thương mại dưới thời Thanh đã biến Đài Nam, Lukang and Mankah thành các cảng hàng đầu, kéo theo sự hình thành đô thị và văn hóa đền thờ theo bước chân người nhập cư. Mazu được xem là nữ thần của người đi biển, do đó các ngôi đền Mazu được xây dựng và thờ phụng ở khu vực gần cảng và sông theo văn hóa và phong thủy của người Hoa. Sự phát triển của các ngôi đền Mazu ở miền Bắc Đài Loan có tương quan chặt chẽ với sự phát triển đô thị ở khu vực sông Tamsui. Đền Guandou được xem là đền thờ Thiên Hậu lâu đời nhất ở Đài Bắc, được xây dựng ở cổng Tamsui Guandou trong thời gian trị vì của Hoàng Đế Khang Hy nhà Thanh. Sau đó, đền Thiên Hậu ở Mankah (ngày nay gọi là Taipei Tianhou Temple) được xây dựng dưới thời hoàng đế Càn Long, nhà Thanh.

Thuở ban đầu, Taipei Tianhou Temple, mang têm Mankah Xinxing Temple (新興 宮), được xây dựng vào năm 1746. Theo những câu chuyện kể, khi một con tàu buôn cập bến Mankah, chủ tàu đã di chuyển bức tượng Thiên Hậu trên thuyền lên bờ để làm lễ cúng bái. Tuy nhiên, sau khi lễ hoàn tất, vị chủ tàu đưa lại bức tượng lên thuyền không được. Ông tin rằng Thiên Hậu đã chọn ở lại nơi này. Sự việc đã được những người kinh doanh vận tải biển quanh đó biết được, họ gây quỹ để xây dựng nên ngôi đền thờ cúng Thiên Hậu. Theo lời kể, ngôi đền trước đây rất rộng rãi, có ban công và khu vực biểu diễn trong sân. Năm 1813, ngôi đền bị phá hủy hoàn toàn trong một trận hỏa hoạn và được xây dựng lại trong khoảng thời gian 12 năm (1825). Cùng với Longshan Temple and Qingsuiyen Zushih Temple, chúng được xem là ba ngôi đền cổ xưa nhất ở khu vực Ximending Đài Bắc.

Năm 1899, dưới chế độ thuộc địa của Nhật, Nhật thúc đẩy phong trào Kominka (Nhật Bản hóa). Ngôi đền được xây dựng thành chùa Phật giáo theo truyền thống Shingon để truyền bá đạo Phật Nhật Bản. Năm 1910, đền được đổi tên thành Hong-Fa Temple để vinh danh nhà sư Phật giáo Nhật Bản Kōbō-Daishi. Hiện nhà sư này vẫn còn được thờ ở đền Thiên Hậu. Năm 1943, Nhật Bản đã phá bỏ kiến trúc khu vực quanh đền Hong-Fa này để xây dựng đường băng.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật rút khỏi Đài Loan. Các tôn giáo địa phương và tín ngưỡng dân gian hồi phục và phát triển mạnh mẽ. Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc quyết định thu hồi khu đất và trả lại cho ngôi đền Xing Xing cũ. Tuy nhiên, thời điểm đó, kiến trúc khu vực này mang phong cách Nhật Bản điển hình, không phù hợp với phong thủy của ngôi đền Thiên Hậu ban đầu. Người dân đã tu sửa sảnh chính của đền Hong-Fa để dâng cúng Thiên Hậu. Điều này vấp phải sự phản ứng của các giáo sĩ sống ở đền Hong-Fa. Năm 1953, một đám cháy thiêu rụi ngôi đền cũ, tạo cơ hội cho dân địa phương thiết kế lại theo phong thủy truyền thống. Năm 1959, đúng kỷ niệm 1000 năm ngày sinh Mazu, ngôi đền được xây dựng mới và mở cửa cho công chúng. Năm 1967, chính quyền chính thức gọi tên Taipei Tianhou Temple.

Như mọi kiến trúc truyền thống đậm đặc văn hóa Trung Hoa, khu vực chính của đền chia làm ba gian. Chính giữa thờ Mazu, bên phải thờ Quan Âm, bên trái thờ Quan Công. Phía sảnh ngoài thờ Hổ tướng và nhà sư người Nhật Kōbō-Daishi. Trên tầng hai là điện thờ Ngọc Hoàng.

Hiện nay, Đài Loan có gần 1000 ngôi đền Thiên Hậu. Vào dịp vía Bà tháng 3 hàng năm, nhiều đền thờ Thiên Hậu tổ chức các cuộc hành hương, đưa Thiên Hậu đến gần với người dân hơn. Nổi tiếng nhất là chuyến hành hương kéo dài 8-9 ngày, bắt đầu từ đền Jenn Lann temple, ở Dajia, Đài Trung, đi qua Changhua, Yunlin và kết thúc tại đền Fengtian Temple ở Xingang, Chiayi County. Nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp này như biểu diễn múa rối, múa lân sư rồng. Hàng trăm ngàn tín đồ tham gia hành hương, kèm theo đó là lễ vật dâng cúng. Trong suốt thời gian diễn ra lễ vía, có 8 nghi lễ quan trọng được thực hiện, gồm Lễ cầu an, Lễ thỉnh Bà lên kiệu, Lễ nâng kiệu, Lễ yên vị Bà, Lễ cầu phúc, Lễ dâng những lời chúc tốt đẹp, Lễ hồi kiệu, và Lễ hạ kiệu. Trong lễ dâng lời chúc, các tín đồ phải thực hiện 3 quỳ, 9 lạy, nghĩa là để đầu chạm đất 9 lần nhằm thể hiện sự sùng kính cao nhất với Thiên Hậu.

Thông qua nghi lễ kỷ niệm hàng năm với sự tham dự của đông đảo tín đồ, có thể thấy Thiên Hậu không chỉ là người bảo trợ của ngư dân mà còn là người bảo trợ của người Đài Loan. Thiên Hậu gắn liền với lịch sử phát triển của hòn đảo Formosa và có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.

References:

    • Taipei Tianhou Temple Website
    • Chien-Chien Lo, “Taiwanese Religions and Culture”

Related Articles